Sức Khỏe

Trầm cảm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh trầm cảm

Trầm cảm là một trạng thái bệnh lý gặp ở rất nhiều đối tượng mà người nào mắc phải có khả năng sẽ không điều khiển được hành vi của mình. Vậy đâu là nguyên nhân, biểu hiện trầm cảm và điều trị trầm cảm như thế nào?

Bệnh trầm cảm là gì?

Trầm cảm là hội chứng bệnh do hoạt động của bộ não bị rối loạn gây nên tạo thành những biến đổi thất thường trong suy nghĩ hành vi và tác phong.

Trầm cảm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh trầm cảm

Trầm cảm có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng phổ biến nhất là 18-45 tuổi, phụ nữ nhiều hơn nam giới với tỷ lệ giới tính: nam/nữ = 1/2, giá trị này chỉ là ước chừng vì còn tùy vào nền văn hóa và dân tộc. Theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO, bệnh trầm cảm cướp đi trung bình 850 000 mạng người mỗi năm, đến năm 2020 trầm cảm là căn bệnh xếp hạng 2. trong số những căn bệnh phổ biến toàn cầu với 121 triệu người mắc bệnh. Nhưng chỉ khoảng 25% trong số đó được điều trị kịp thời và đúng phương pháp.

Ước tính, có khoảng 3% đến 5% dân số thế giới có rối loạn trầm cảm rõ rệt. Tần suất nguy cơ mắc bệnh trầm cảm trong suốt cuộc đời là 15 – 20%.Hội chứng này có tỷ lệ cao ở những người ly thân, ly dị, thất nghiệp.

Trầm cảm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh trầm cảm

Nguyên nhân của bệnh trầm cảm

Có rất nhiều nguyên nhân khiến một người bị bệnh trầm cảm như:

  • Bệnh do một biến cố trong quá khứ xảy ra lâu dài nên từ tâm lý tác động lên thể lý.
  • Do dùng thuốc có tác dụng phụ gây trầm cảm: thuốc an thần kinh(aminazin)/thuốc gây nghiện như (thuốc an thần, ma túy đá)
  • Có thể nằm ở vấn đề di truyền. Hàm lượng chất dẫn truyền thần kinh serotonin thấp cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
  • Ngoài ra lý do phổ biến nhất hiện nay là do áp lực, stress..

Trầm cảm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh trầm cảm

Trong cuộc sống, chúng ta phải đối mặt với rất nhiều áp lực: công việc, học tập, gia đình, cuộc sống…. Nếu áp lực trong một thời gian ngắn thì sẽ có tác động tích cực. Tuy nhiên, không phải ai trong số chúng ta cũng có thể vượt qua được những áp lực đó, do vậy áp lực tích tụ lại, về lâu dài sẽ gây ra stress và hormone stress cortisol lại gây cản trở tế bào nội mô trong mạch máu, dễ gây tắc mạch máu và làm tích tụ cholesterol có hại. Nếu để tình trạng quá lâu stress sẽ làm tăng nguy cơ bị đau tim và đột quỵ.

Tuy nhiên đó chưa phải là nguy cơ lớn nhất của stress, nếu stress quá lâu và không có biện pháp giải tỏa thì bạn sẽ rất dễ mắc chứng trầm cảm.

Dấu hiệu của bệnh trầm cảm

Trầm cảm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh trầm cảm

  • Hình thức của một người có thể gợi ý về trường hợp trầm cảm: không chú ý đến diện mạo, áo quần lôi thôi, vệ sinh thân thể kém, cử chỉ chậm chạp hoặc nóng nảy, giọng nói trầm buồn, đơn điệu…
  • Âu lo thường xuyên cùng với sự sợ hãi lan rộng không rõ nguyên do. Tâm trạng họ thay đổi mà không có bất kì sự kiện hay nguyên nhân nào xảy ra trước đó, hoặc sự việc không tồi tệ đến mức cảm xúc đi xuống như vậy
  • Rối loạn chức năng sinh dục: giảm hoặc mất ham muốn tình dục ở cả hai phái, có thể yếu hoặc mất chức năng cương cứng ở nam giới, lãnh cảm ở phụ nữ.
  • Cảm giác do dự, không chắc chắn, tiêu chuẩn và đòi hỏi cao, yêu cầu cao với người khác và với chính mình, dễ bị tổn thương, khó thay đổi những thói quen cũ dù không còn phù hợp, luôn ở tình trạng mệt mỏi, ủ rũ và căng thẳng, rất dễ tức giận và nổi nóng, không có hứng thú làm bất cứ chuyện gì. Luôn có ý nghĩ tiêu cực về bản thân, và người khác, cảm giác tuyệt vọng không còn lối thoát, không còn niềm tin vào bản thân và tương lai.
  • Ngoài ra còn có các biểu hiện sinh lý khác đi kèm như kém ăn, mất cảm giác ngon miệng, mất ngủ, tăng hay giảm cân nặng bất thường, thường có cảm giác đau nhức nhiều vùng ở cơ thể, điển hình là cảm giác tức ngực điều này khiến bệnh nhân thường tìm đến các bác sĩ đa khoa.
  • Đối với những người bệnh nặng hơn còn gặp khó khăn hay không thể thực hiện những việc bình thường như đi ra ngoài, đi chợ hay đi học, giao tiếp với xã hội. Thậm chí những công việc vệ sinh cá nhân đánh răng, tắm giặt cũng trở nên quá sức.
  • Các biểu hiện này có thể gặp ở người khỏe mạnh, bình thường khi gặp chuyện sốc hay buồn bực, vì vậy rất khó có thể phân biệt được đâu là tâm trạng nhất thời và khi nào thì đã mắc phải bệnh.

Rất khó để có thể phân biệt được Hội chứng trầm cảm(Major Depressive Disorder) với nỗi buồn thông thường. Có một câu nói có thể coi là tóm gọn triệu chứng của trầm cảm:”Trầm cảm không phải là khi bạn thấy buồn vì mọi thứ không xảy ra theo ý bạn mà là bạn thấy buồn mặc cho mọi việc vẫn diễn ra tốt đẹp.”

Để chẩn đoán trầm cảm, người ta thường dựa vào bảng tiêu chuẩn DSM IV hay chuẩn ICD-10 phần F32 của WHO

Trầm cảm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh trầm cảm

Tiêu chuẩn DSM IV dùng chẩn đoán trầm cảm

Trong vòng hai tuần, hầu như mỗi ngày:

Tính khí sầu muộn và/hoặc từ chối những nguồn vui vốn có cộng với ít nhất 4 trong số các triệu chứng sau:

  • Giảm hoặc lên cân, giảm hoặc tăng cảm giác ngon miệng.
  • Mất ngủ hoặc ngủ triền miên.
  • Kích động hoặc trở nên chậm chạp.
  • Mệt mỏi hoặc mất sức.
  • Cảm giác vô dụng, vô giá trị hoặc mặc cảm tội lỗi.
  • Giảm khả năng tập trung, do dự.
  • Hay nghĩ đến cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát.
  • Không còn ham muốn các lĩnh vực trong cuộc sống như phim ảnh, các hoạt động thể thao các hoạt động xã hội rơi vào trạng thái buồn không lý do,chán nản không muốn phấn đấu,làm việc. người trầm cảm luôn Có cảm giác bị bỏ rơi bị mọi người xa lánh.

Chuẩn ICD-10 F32

Theo ICD:

  • F32.0 Giai đoạn trầm cảm nhẹ (người bị bệnh cảm thấy không được khỏe và tìm sự giúp đỡ của bác sĩ, sinh hoạt bình thường).
  • F32.1 Trầm cảm mức trung bình (những yêu cầu trong công việc và việc nhà không thể đảm nhiệm nổi).
  • F32.2 Trầm cảm nặng (bệnh nhân cần được điều trị).
  • F32.3 Trầm cảm nặng kèm theo những biểu hiện thần kinh khác.
  • F32.8 và 9 Những giai đoạn trầm cảm khác

Trầm cảm là nguyên nhân của hơn 50% những trường hợp tự sát. Tuy nam giới ít bị trầm cảm hơn nhưng xu hướng tự sát lại cao hơn.

Những bệnh nhân trầm cảm tự sát đa số ở:

  • Nam, >50 tuổi, sống ở nông thôn
  • Nữ, trẻ tuổi, sống ở thành thị

Ý đồ tự sát nhiều hơn gấp 10-12 lần so với hành vi tự sát. Nguy cơ cao ở những bệnh nhân mà bản thân hoặc người cùng huyết thống từng tự sát, trầm cảm, nghiện rượu, cũng như ở những người sống cô lập với xã hội.

Tự sát có thể đột ngột hay được chuẩn bị trước, âm thầm hoặc báo trước.

Cách điều trị bệnh trầm cảm

Cần hiểu rằng, trầm cảm là một căn bệnh phổ biến, và người bị trầm cảm có xu hướng tự gây tổn thương cho bản thân, hơn là bộc lộ thiên hướng bạo lực ra bên ngoài.

Trầm cảm là gì? Nguyên nhân, dấu hiệu và cách điều trị bệnh trầm cảm

Có điều, không thể phủ nhận một số chứng trầm cảm khi lên đến cực độ có thể gây nguy hại cho những người xung quanh. Điều này đặc biệt ứng với những trường hợp trầm cảm nặng sau sinh (Postpartum Depression), vì họ có thể gây nguy hiểm cho chính những đứa con của mình.

Để chữa trị và phòng tránh bệnh trầm cảm bạn cần:

  • Để tránh cảm giác chán đời: bạn có thể làm cho mình bận rộn 1 chút, hoặc đi chơi, hoặc giải trí với những gì mình thích, có thể tham gia những hoạt động cộng đồng, xã hội, bạn sẽ thấy mình có ích hơn rất nhiều.
  • Lên kế hoạch rõ ràng cho những việc mình cần làm, trong công việc, cuộc sống, sắp xếp thời gian dành cho bản thân, gia đình.
  • Nâng cao tinh thần bằng cách nâng cao sức khỏe thể chất, lối sống, tích cực tập luyện thể dục thể thao: đi bộ, bơi, đá bóng, tham gia lớp học yoga, lớp học võ ….. hoặc đi du lịch, đến những nơi mình thích.
  • Tạo cho mình những niềm vui nho nhỏ như: nấu ăn, đọc sách, xem phim, làm tóc, thay đổi phong cách, làm mới bản thân.
  • Gặp gỡ bạn bè, đi chơi, nói chuyện, tâm sự những chuyện buồn vui trong cuộc sống….
  • Thực hiện chế độ ăn uống hợp lý, hạn chế những  chất kích thích.
  • Giữ cho tâm trạng của mình luôn vui vẻ, thoải mái, với suy nghĩ mọi chuyện rồi cũng sẽ qua.
  • Đừng tạo áp lực lớn quá cho mình trong công việc, bạn sẽ rất dễ bị stress, hãy làm việc với 1 kế hoạch rõ ràng và áp lực vừa đủ, hãy dành thời gian nghỉ ngơi sau khi hoàn thành 1 công việc nào đó

Bạn có muốn công việc của mình được thuận lợi, suôn sẻ và may mắn không? Hãy tham khảo bài viết về cây để bàn làm việc theo mệnh để lựa chọn cho mình những loại cây phù hợp nhé!

Hãy nhớ, bạn hoàn toàn có thể giữ cho mình không mắc phải chứng bệnh khá nguy hiểm này, và hãy nhớ rằng: người trầm cảm cần được giúp đỡ.

 
0/5 (0 Reviews)

Tin Tức Liên Quan

Back to top button