Sức Khỏe

Teo cơ có hồi phục được không – Điều trị như thế nào?

Với những người mắc bệnh teo cơ, việc có hồi phục được hay không là điều được quan tâm hàng đầu. Để giúp bạn hiểu rõ hơn vấn đề này cũng như biết cách điều trị bệnh teo cơ ra sao, chúng tôi xin được chia sẻ một trường hợp cụ thể như sau.

Chào bác sĩ! Chồng em năm nay 40 tuổi, mấy tháng nay chân chồng em có dấu hiệu một bên chân to một bên chân nhỏ và mỗi lúc di chuyển có cảm giác đau. Vừa tuần trước khi đi khám tại bệnh viện Trung Ương bác sĩ kết luận là chồng em bị teo cơ. Và mấy ngày gần đây em để ý việc vận động chân của anh ấy không như người bình thường, chỉ đi thẳng chân và chân khó gấp lại được được (đi theo kiểu một chân cao chân thấp).

Em muốn hỏi bác sĩ bệnh teo cơ có hồi phục được không ạ và có khả năng phục hồi thì mất bao lâu? Bác sĩ có thể nói cho em biết hiện nay có những các liệu pháp trị liệu trị liệu nào ạ? Em cảm ơn bác sĩ ạ.

Trả lời:

Chào bạn!

Teo cơ có thể phân loại một cách đơn giản và dễ hiểu gồm 2 nhóm lớn: hoặc từ bản thân cơ hoặc từ nguyên nhân ngoài cơ.

– Nhóm nguyên nhân từ cơ có thể là do bệnh lý cơ bao gồm có hay không có yếu tố gen. Nhóm nguyên nhân này có thể bao gồm cả nguyên nhân cơ vì lý do nào đó không được sử dụng (do đau khi vận động, do viêm…).

– Nhóm nguyên nhân khác là do yếu tố thần kinh bao gồm các tổn thương thần kinh chi phối cơ như trong trường hợp tổn thương tủy sống, chèn ép rễ thần kinh (ví dụ như thoát vị đĩa đệm).

Trường hợp teo cơ của chồng bạn có thể chưa khỏi vì bệnh cũng chỉ mới ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên còn tùy vào vị trí, tính chất và mức độ teo cơ mà bác sĩ sẽ có chỉ định phẫu thuật khác nhau, nhưng thông thường sau phẫu thuật cần một khoảng thời gian để tập phục hồi lại hoạt động bình thường.

Bên cạnh đó còn phải phụ thuộc vào phương pháp trị liệu bệnh. Tùy từng vào trường hợp tổn thương cơ mà bác sĩ sẽ quyết định lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào phù hợp với bạn.

Các phương pháp điều trị bệnh teo cơ và khả năng hồi phục

Hiện nay có các liệu pháp trị liệu bệnh teo cơ như:

1. Vật lý trị liệu

Mục tiêu của phương pháp này nhằm tránh việc các nhóm cơ không bị mất đi chức năng vận động hoàn toàn. Tùy vào từng trường hợp khác nhau, các bài tập riêng biệt sẽ được áp dụng để giúp hồi phục các nhóm cơ tốt nhất. Bắt đầu từ các bài tập nhẹ, sau đó sẽ nâng dần độ khó để giúp cơ bắp linh hoạt và có sức bền hơn.

Một số phương pháp nằm trong nhóm này có thể kể đến như phục hồi bằng trọng lực nước (aquatic rehabilitation) hay kích thích khối cơ xương bằng chịp điện tử kết hợp vật lý trị liệu. Thông thường, cơ bắp sẽ phục hồi dần sau 12 tuần, trừ những trường hợp nặng cần phải điều trị bằng phương pháp khác.

2. Thuốc

Có rất nhiều loại thuốc để điều trị teo cơ Delta như: Giảm đau- kháng viêm, thuốc tăng tạo cơ, thuốc giảm hủy cơ, chất ức chế Myostatin, Coenzyme Q10, Leucine, Creatine…

Với các bệnh nhân teo cơ liên quan đến chế độ ăn nghèo protein hay aminoacid, bác sĩ sẽ dùng liệu pháp aminoacid để giúp các tế bào cơ hồi phục. Còn với tình trạng teo cơ liên quan đến bỏng, việc phẫu thuật là cần thiết cho bệnh nhân, kèm theo dùng thuốc và vật lý trị liệu để tăng tỷ lệ hồi phục. Tuy nhiên nếu bạn sử dụng thuốc thì cần có sự chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc dễ gây ra những ảnh hưởng lớn đến tình trạng bệnh cũng như sức khỏe.

3. Liệu pháp tế bào

Có những trường hợp bị teo cơ do mắc bệnh Loạn dưỡng cơ do đột biến gene gây ra. Do đó, người bệnh sẽ được ghép nguyên bào cơ hoặc tế bào gốc để tạo ra các tế bào cơ mới không bị dị tật.

4. Điều trị bằng xung điện

Kích xung cơ (electro muscular stimulation) nhẹ được áp dụng với bệnh nhân bị teo cơ ngoại vi. Kích xung thần kinh xuyên qua da (transcutaneous electrical nerve stimulation) lại được dùng với bệnh nhân bị đau cùng với teo cơ kéo dài để liên tục kích thích các sợi cơ hoạt động.

Tuy không có khả năng trị teo cơ hoàn toàn, nhưng phương pháp này lại giúp cho hoạt động thường ngày và những bước điều trị tiếp theo cuả bệnh nhân dễ dàng hơn.

5. Phẫu thuật

Phẫu thuật thường được đưa ra khi teo cơ này có nguyên nhân chấn thương. Phẫu thuật thường không can thiệp vào giai đoạn cấp hoặc giai đoạn ngay sau chấn thương. Nếu dây thần kinh tổn thương nặng nề, đứt đoạn, bác sĩ có thể sẽ lấy một đoạn ngắn của dây thần kinh mặt ngoài chân để ghép vào.

Ngoài ra, một số lưu ý bạn cần chú ý như:

  • Thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lí, bổ sung các loại rau, củ, quả chứa nhiều vitamin C, vitamin A, vitamin B…
  • Hạn chế sử dụng các loại thuốc tây, tuân thủ nghiêm ngặt sự chỉ định của bác sĩ.
  • Tạo môi trường sống lành mạnh, không sử dụng các chất rượu, bia, chất kích thích…

Bạn lưu ý nếu để tình trạng bệnh của chồng bạn kéo dài không được trị liệu kịp thời thì khả năng hồi phục hoàn toàn là không thể. Bạn có thể đưa anh ấy đến trung tâm phục hồi chức năng bệnh viên Trung Ương hoặc bệnh viện phục hồi chức năng để bác sĩ thăm khám và xác định rõ nguyên nhân gây bệnh để có phác đồ trị liệu phù hợp với tình trạng bệnh của chồng bạn.

Chúc hai bạn sức khỏe và chồng bạn mau chóng khỏi bệnh!

0/5 (0 Reviews)

Tin Tức Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Back to top button