
Tê bì chân tay rất thường gặp và hay bị bỏ qua. Tuy nhiên, bên trong nó lại tiềm ẩn những căn bệnh nguy hiểm mà bạn không thể ngờ tới.
Triệu chứng tê chân tay thường xuất hiện từ đầu ngón ở các chi với cảm giác tê rần như bị châm trích. Cảm giác tê tăng dần, lan dần bàn tay, cổ tay, cánh tay và tương tự ở chi dưới.
Tê bì chân tay thường thì chúng ta chỉ nghĩ là do nguyên nhân sinh lý khi chân tay bị chèn ép hay đứng quá lâu, ngồi quá lâu một chỗ hoặc do ảnh hưởng của thời tiết. Nhưng việc bạn tê bì chân tay có thể là sự cảnh báo về sức khỏe của bạn đang bị đe dọa bởi những căn bệnh nguy hiểm.
Tê bì chân tay do thiếu máu não cục bộ
Tê tay kèm theo các triệu chứng choáng váng, mệt mỏi, nhức đầu, mắt mờ diễn ra trong thời gian ngắn thì phải nghi ngờ ngay bản thân bị thiếu não cục bộ.
Tuy tình trạng này không ảnh hưởng gì nhiều đến sức khỏe và có thể phục hồi trong vòng 24 giờ nhưng nếu không chữa trị, nguy cơ tai biến mạch máu não rất cao.
Tê bì chân tay do bệnh thoái hóa cột sống cổ
Căn bệnh thường gặp ở những người độ tuổi trung niên hay những người có thói quen ngồi lâu, đứng nhiều, sử dụng điện thoại và máy tính kéo dài với tư thế cúi đầu xuống cũng rất dễ mắc căn bệnh này. Biểu hiện là sự tê cứng các đầu ngón tay.
Khi bạn ngồi hay đứng bất động một chỗ kéo dài sẽ gây nên các bệnh lý về đốt sống cổ như: thoái hóa đốt sống cổ, viêm đốt sống cổ, tăng sinh, phì đại đốt sống cổ…
Khi các đốt sống bị biến dạng ở hướng tiêu cực nó sẽ chèn ép các dây thần kinh ngoại biên vùng cổ gáy khiến các đầu ngón tay và toàn bộ cánh tay của bạn có cảm giác như bị kiến bò, tê cứng cục bộ.
Ngoài ra bạn còn có thể mắc chứng đau nhức vùng vai gáy, cổ, sức vận động kém.
Khi có các triệu chứng trên, bạn cần đến gặp bác sĩ để chẩn đoán chính xác tình trạng căn bệnh.
Tê bì chân tay do bệnh tiểu đường
Tình trạng tiểu đường nặng sẽ dẫn đến tổn thương dây thần kinh ngoại biên, đây là nguyên nhân gây ra hiện tượng tê bì chân tay.
Tiểu đường khiến lượng cholesterol trong máu tăng cao, kết hợp với các tế bào xấu trong máu hình thành các mảng xơ vữa chắn ngang lòng mạch gây tắc nghẽn lưu thông máu đến tay, lâu ngày làm cho các dây thần kinh ngoại biên bị tổn thương nghiêm trọng.
Nếu không được chữa trị phù hợp, người bệnh sẽ xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống.
Khi mắc bệnh, bạn cần lưu ý khống chế lượng đường trong mức quy định, bổ sung thêm các loại vitamin, phối hợp sử dụng dược phẩm cải thiện tuần hoàn máu. Khi đó, hiện tượng tê bì tay chân sẽ dần biến mất.
Tê bì chân do viêm dây thần kinh ngoại biên
Chân tay tê bì, đau nhức, khó vận động, cơn tê xuất hiện đều ở hai tay có thể bạn đang mắc chứng viêm dây thần kinh ngoại biên.
Chứng bệnh này có nhiều nguyên nhân và biểu hiện khác nhau như: do chế độ ăn uống sẽ dinh dưỡng gây nên thì biểu hiện chân, tay tê bì sẽ rõ rệt hơn. Viêm do trúng độc sẽ có cảm giác đau nhức dữ dội.
Tê bì chân tay do bệnh tim
Nguy cơ bạn bị mắc bệnh tim rất cao nếu sau khi ngủ dậy chứng tê bì tay tăng cao.
Ngoài tê tay, các khớp nhỏ như chân, tay, mắt cá sưng to, đau nhức khiến bạn cảm thấy khó chịu và đau khi di chuyển.
Hoạt động bơm của tim không tốt khiến lượng máu lưu thông đến tay, thậm chí là chân không đầy đủ khiến bạn có các triệu chứng như trên.
Tê bì chân tay do chèn ép dây thần kinh giữa ống cổ tay
Chèn ép dây thần kinh giữa ống cổ tay cũng có thể là nguồn căn gây ra chứng tê bì tay. Ngoài tê tay ra, người mắc bệnh này còn có cảm giác như kim chích, đau nhức, đặc biệt ở các ngón cái, ngón giữa.
Cơn đau đặc biệt diễn ra vào ban đêm.
Tê bì chân tay do bệnh thiếu chất
Tê chân tay có thể là dấu hiệu cảnh báo cơ thể thiếu một số chất như vitamin nhóm B, acid folic, calci kali, trường hợp này thường gặp ở người gầy yếu, có thể lực kém hay trẻ em và người cao tuổi do vậy nên cần nhờ tới chuyên gia bác sĩ phát hiện bổ xung trị khỏi chứng tê bì chân tay.
Tê bì chân tay là triệu chứng của rất nhiều căn bệnh nguy hiểm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe mà bạn không ngờ tới. Do đó, khi có triệu chứng tê bì chân tay kèm theo các dấu hiệu bất thường khác, người bệnh phải nhanh chóng thăm khám tại các cơ sở y tế để được chẩn đoán và chữa trị kịp thời.