
Rối loạn thần kinh thực vật là một rối loạn thần kinh có ảnh hưởng đến chức năng tự động cơ thể bao gồm nhịp tim, huyết áp, mồ hôi và tiêu hóa…Rối loạn thần kinh thực vật có thể là một biến chứng của một số bệnh và tác dụng phụ của một số thuốc nhất định. Nguyên nhân và biểu hiện ở mỗi người là khác nhau tùy thuộc vào nguyên nhân, và vị trí dây thần kinh bị ảnh hưởng. Hãy cùng tìm hiểu: Nguyên nhân gây bệnh rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai và biểu hiện.
Rối loạn thần kinh thực vật không phải là một bệnh cụ thể mà là những rối loạn hoạt động hệ thần kinh tự động. Rối loạn này làm gián đoạn tín hiệu giữa não và các phần của hệ thống thần kinh tự động, chẳng hạn như tim, mạch máu và tuyến mồ hôi. Điều này có thể gây ra giảm hoạt động hoặc thực hiện bất thường một hoặc nhiều chức năng tự động của cơ thể. Bài viết sau sẽ chỉ ra nguyên nhân gây bệnh rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai và biểu hiện bệnh.
1. Nguyên nhân gây bệnh rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai
Rối loạn thần kinh thực vật ở phụ nữ mang thai có thể là một biến chứng của một số bệnh hay tác dụng phụ của một số thuốc gây nên. Có nhiều nguyên nhân gây bệnh có thể kể đến như: các bệnh tự miễn, các cuộc tấn công hệ thống miễn dịch và thương tổn các bộ phận của cơ thể, dây thần kinh; do sự tấn công hệ miễn dịch của một số loại bệnh ung thư.
Bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất của rối loạn thần kinh thực vật không chỉ ở phụ nữ mang thai mà cả ở nam giới, dần dần có thể gây tổn thương thần kinh khắp cơ thể.
Tổn thương dây thần kinh do phẫu thuật vùng cổ hoặc do xạ trị. Tác dụng phụ của một số loại thuốc sử dụng trong điều trị ung thư, thuốc chống trầm cảm và một số thuốc tim mạch.
Một số bệnh truyền nhiễm do virut và vi khuẩn, như: ngộ độc thức ăn, bệnh bạch hầu… Rối loạn di truyền, rối loạn tâm sinh lý: các sang chấn tinh thần, căng thẳng quá mức,
2. Biểu hiện của bệnh rối loạn thần kinh thực vật khi mang thai
Tùy vào cơ quan bị ảnh hưởng mà người bệnh có các biểu hiện tương ứng, và cơn đau có thể kết thúc đột ngột làm cho người ngoài tưởng rằng bệnh nhân giả bộ. Có người phải vào viện cấp cứu nhưng khi khám xét lại không có bệnh gì rõ ràng.
Nhiều người cảm thấy triệu chứng xảy ra bất thường quá giống như giả đò nên có thái độ trầm cảm và nghĩ rằng mình bị rối loạn tâm thần nên đến chuyên khoa tâm thần. Triệu chứng biểu hiện của bệnh chỉ gây ra khó chịu cho người bệnh và kéo dài làm thay đổi tâm lý, giảm chất lượng sống; thường không nguy hiểm.
Tùy thuộc vào mức độ nặng của bệnh mà biểu hiện thành các triệu chứng lâm sàng đa dạng khác nhau:
- Chóng mặt và choáng tư thế đứng do tụt huyết áp.
- Rối loạn tiết niệu, bao gồm tiểu khó, tiểu không tự chủ và tiểu không hết nước tiểu, có thể dẫn đến nhiễm trùng đường tiết niệu.
- Rối loạn tiêu hóa, do rối loạn chức năng co bóp của dạ dày (gastroparesis). Gây ra cảm giác nhanh no sau khi ăn, ăn không ngon, tiêu chảy, táo bón, đầy hơi, buồn nôn, nôn, khó nuốt và ợ nóng.
- Rối loạn tiết mồ hôi, giảm tiết hoặc tăng tiết quá mức, ảnh hưởng tới khả năng điều tiết nhiệt độ cơ thể.
- Phản ứng sinh học chậm chạp với ánh sáng và gây ra những khó khăn khi lái xe vào ban đêm.
- Khó thích ứng với hoạt động thể lực, nhịp tim thay đổi một cách chậm chạp hoặc không thay đổi để đáp ứng kịp thời với hoạt động thể lực hoặc tập thể dục.
- Các triệu chứng khác như: Mệt mỏi, rối loạn giấc ngủ, đau đầu, ớn lạnh, đau mỏi vai gáy, đau mỏi cột sống, rối loạn lo âu …là những triệu chứng rất thường gặp.