
Mất ngủ khi mang bầu là hiện tượng rất thường gặp trong các tháng đầu thai kỳ. Nhưng tình trạng này kéo dài không những gây khó khăn trong sinh hoạt cho mẹ bầu mà còn sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ và bé.
Vì vậy việc tìm biết rõ nguyên nhân gây bệnh mất ngủ khi mang bầu là cần thiết đối với mẹ bầu, để từ đó tìm ra phương án khắc phục hiệu quả.
Nguyên nhân gây mất ngủ khi mang thai ở mẹ bầu
Rối loạn tiêu hóa: Rối loạn tiêu hóa khiến đầy bụng khó chịu do bổ sung nhiều dưỡng chất cùng một lúc khiến cơ thể thai phụ không thể hấp thụ thêm với sự thay đổi hormone trong cơ thể gây ra các vấn đề về tiêu hóa, những rối loạn này gây ảnh hưởng đến giấc ngủ của bà bầu. Đó là nguyên nhân mất ngủ khi mang thai khiến bà bầu ngủ không ngon và sâu giấc.
Tiểu đêm và tăng lượng urê: Trong quá trình mang thai thận của mẹ bầu phải làm việc thêm 30-50% để lọc thêm khối lượng máu vì thế lượng urê tăng vọt và bàng quang chứa nhiều nước tiểu hơn. Hơn nữa, dạ con ngày một lớn và chèn ép bàng quang khiến bạn khó chịu và phải đi tiểu thường xuyên, kể cả ban đêm. Đây là nguyên nhân lớn gây mất ngủ cho bà bầu.
Lo âu và căng thẳng: Những lo lắng về tình trạng phát triển của thai nhi, về tình hình tài chính gia đình, các khó khăn trong công việc hay các mối quan hệ xã hội, quan hệ vợ chồng không như mong muốn… có thể là nguyên nhân gây mất ngủ ở bà bầu.
Tư thế ngủ không thoải mái: Tư thế nằm ngủ không phù hợp cũng khiến cho thai phụ khó lòng mà ngủ ngon được. Khi thai nhi phát triển ngày một lớn, bạn sẽ không thể ngủ úp bụng, cũng không thể ngủ ngửa. Hầu như tất cả các tư thế ngủ đều khiến bạn không thể thoải mái. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra mất ngủ khi mang bầu.
Tiểu đêm nhiều: Đi tiểu nửa đêm quá nhiều lo khi mang thai áp lực của em bé đè lên bàng quang của thai phụ khiến cho nhiều thai phụ buồn tiểu lúc giữa đêm. Mà thức dậy lúc giữa đêm nhiều khi thành thói quen dễ dẫn đến chứng mất ngủ.
Ngoài ra do trường hợp có nhiều bé hiếu động thường xuyên cựa quậy trong bụng mẹ khiến mẹ đột ngột tỉnh giấc và rất khó để có thể ngủ lại.
Mất ngủ khi mang thai thường xuyên gây tác hại gì?
Tăng mức độ căng thẳng cho mẹ: Vẫn biết căng thẳng là một phần không tránh khỏi của cuộc sống. Nhưng khi mẹ đang mang thai, mức độ lo lắng và căng thẳng tăng lên đáng kể. Nếu không đủ giấc ngủ, phụ nữ mang thai có thể phải đối mặt với nguy cơ căng thẳng kéo dài, dẫn đến trầm cảm, ảnh hưởng đến sự phát triển của con yêu trong bụng.
Nguy cơ sinh mổ cao hơn: Nguy cơ sinh mổ tăng cao ở những phụ nữ ngủ 4-5 tiếng mỗi đêm. Ai cũng biết những ảnh hưởng của sinh mổ đối với sức khỏe mẹ và bé như mẹ hồi phục sau sinh lâu hơn, dễ bị nhiễm trùng sau sinh, bé dễ gặp các vấn đề về hô hấp và sức đề kh.á.n.g kém hơn. Vì vậy hãy ngủ đủ để tránh nguy cơ phải sinh mổ thay vì sinh thường
Trẻ sinh ra dễ bị chậm phát triển: Thông thường, thức khuya sẽ phá vỡ nhịp điệu đồng hồ sinh học, gây rối loạn hormone tăng trưởng thùy trước tuyến yên. Do đó ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển của thai nhi. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến việc kìm hãm tăng trưởng. Nếu tình trạng mẹ bầu ngủ muộn kéo dài cộng với sự thiếu dinh dưỡng thì điều này sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Trẻ sinh ra có thể sẽ bị chậm phát triển, nhẹ cân…
Con sinh ra hay quấy khóc: Khi thai phụ thức đêm thì nhịp đồng hồ sinh học của trẻ cũng thay đổi theo người mẹ và trở thành thói quen. Mẹ thiếu ngủ, mệt mỏi nên cũng sẽ ảnh hưởng tới đứa trẻ trong bụng. Trẻ sinh ra luôn tức giận, hay khóc và thường tỏ ra khó chịu. Rất có thể tính cách con như vậy chính là do ảnh hưởng từ thói quen ngủ muộn của mẹ.
Cách hay giúp mẹ khắc phục tình trạng mất ngủ khi mang thai
Cách tốt nhất để giảm chứng mất ngủ khi mang bầu các mẹ cần hiểu rõ được nguyên nhân mất ngủ khi mang thai là do đâu để có phương pháp khắc phục hiệu quả nhất. Mẹ bầu tham khảo một số cách khắc phục tình trạng mất ngủ như:
Chế độ dinh dưỡng: Các mẹ không nên ăn no trước khi đi ngủ, nên ăn tối trước lúc đi ngủ từ 2 – 3 giờ để cơ thể có thời gian tiêu hóa hết phần thức ăn. Tăng cường thực phẩm giàu vitamin B như các loại rau lá xanh, ngũ cốc nguyên cám có thể giúp bạn ngủ ngon. Nên chia bữa ăn làm nhiều bữa nhỏ, khi ăn nên ăn một cách chậm rãi, nhai kỹ để dạ dày không bị quá sức, tránh tình trạng ợ nóng.
Hạn chế thức ăn có vị ngọt vì ở phụ nữ mang thai, chức năng thải đường sẽ giảm. Nếu lượng đường trong máu quá cao sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe thai phụ và làm cho bạn khó ngủ. Giảm các loại đồ uống gây kích thích như: cà phê, trà, sôcôla và sôđa hoặc chỉ uống chúng vào buổi sáng. Tránh uống quá nhiều nước hoặc ăn quá no trong vòng vài giờ trước khi ngủ.
Tư thế ngủ: Tư thế tốt nhất và thoải mái nhất là nằm nghiêng sang trái, đầu gối uốn cong, chân gác lên cao. Tư thế này giúp giảm áp lực lên tĩnh mạch chân hạn chế tình trạng phù nề, tăng lượng cung cấp máu cho tim, giảm hội chứng huyết áp thấp, có lợi cho việc cải thiện tuần hoàn máu huyết của nhau thai nên sẽ giúp mẹ dễ có giấc ngủ sâu hơn. Cách này tránh tình trạng mất ngủ rất tốt.
Tập thể dục thường xuyên: Mẹ bầu nên tập yoga, đi bộ, đạp xe hay những bài tập thể dục nhẹ nhàng khác để vừa có được tinh thần thoải mái, lại vừa có thể ngăn ngừa tình trạng chuột rút gây mất ngủ. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng không nên tập thể dục hay vận động quá sức ngay trước giờ đi ngủ vì điều này sẽ làm cơ thể bị mỏi mệt, não còn nhiều hưng phấn khiến các mẹ không thể ngủ ngon.
Giảm bớt suy nghĩ muộn phiền: Lo lắng căng thẳng vì chuyện sinh nở, áp lực công việc làm bạn không thể ngừng nghĩ ngợi. Thay vì để chúng tác động đến giấc ngủ, mẹ bầu nên tâm sự với chồng, bạn bè hoặc người thân để giải tỏa bớt căng thẳng.
Có chế độ sinh hoạt phù hợp: Một chế độ sinh hoạt phù hợp với lượng công việc vừa phải, thời gian nghỉ ngơi hợp lý cùng một thói quen đi ngủ, thức dậy đúng giờ sẽ giúp mẹ bầu khắc phục tình trạng mất ngủ khi mang thai hiệu quả. Ngoài ra, mẹ bầu cũng cần tránh xem Tivi, lướt mạng, dùng điện thoại trước khi lên giường. Điều này sẽ giúp các mẹ có được những giấc ngủ ngon.