Cuộc SốngMẹ Thông Thái

Làm thế nào kiểm soát tính ương bướng của con ở độ tuổi dậy thì?

Bước vào độ tuổi dậy thì, trẻ có những thay đổi rất lớn tâm sinh lí, hooc môn phát triển, tính cách vì thế cũng bị ảnh hưởng. Trẻ bướng bỉnh và ương ngạnh gây rất nhiều phiền phức cho cha mẹ. Bài viết dưới đây sẽ gợi ý cho các bậc phụ huynh cách kiểm soát tính ương bướng của con ở độ tuổi dậy thì để con có thể nghe lời và cân bằng cảm xúc trong cuộc sống hơn.

1. Đừng quá phán xét trẻ

Nếu trẻ trong tuổi dậy thì mà có những hành vi như cãi lời cha mẹ, không chịu làm việc nhà hay thậm chí chơi về khuya, đánh nhau với bạn bè thì cha mẹ cũng cần hết sức bình tĩnh, không nên quát mắng con. Bởi lúc này cái tôi của trẻ rất lớn, trẻ luôn cho rằng mình đúng nên nếu bố mẹ cằn nhằn thì sẽ khiến trẻ thêm chống đối hơn mà thôi.

Làm thế nào kiểm soát tính ương bướng của con ở độ tuổi dậy thì?

Cha mẹ không nên phán xét trẻ bằng những câu như: “Càng lớn càng hư” hay so sánh trẻ với những trẻ khác sẽ khiến trẻ cảm thấy tổn thương. Việc cha mẹ cần làm là đưa ra những quy tắc có sự đồng ý của con và sau đó yêu cầu con phải tuân thủ những quy tắc đó nếu không sẽ bị phạt.

2. Tặng con những cuốn sách về kĩ năng sống

Bước vào độ tuổi dậy thì do có những thay đổi về tâm sinh lí, hooc mon mà trẻ thường rất ương bướng, không chịu nghe lời của người lớn. Cảm xúc của trẻ có thể dễ dàng thay đổi đột ngột, đang vui có thể buồn ngay và ngược lại. Để kiểm soát được tình trạng này thì có một cách hữu hiệu mà cha mẹ có thể áp dụng, đó chính là mua cho con những cuốn sách về kĩ năng sống như Hạt giống tâm hồn.

Trong sách là những câu chuyện nhân văn, những bài học về cách sống sẽ giúp trẻ có thêm nhiều hiểu biết về nhân sinh quan. Sách cũng khiến trẻ bình tâm và có thể cân bằng cuộc sống, từ đó sự ương bướng do độ tuổi dậy thì cũng sẽ được giảm bớt rất nhiều.

3. Dành thời gian chia sẻ và quan tâm con

Mặc dù biết rằng cha mẹ có thể rất bận rộn với công việc hàng ngày tuy nhiên khi con đang ở trong độ tuổi dậy thì- độ tuổi nhạy cảm thì cha mẹ cần dành nhiều thời gian để chia sẻ với con. Cha mẹ cùng ngồi xuống và nói chuyện với con, hỏi con đang gặp chuyện rắc rối gì và bố mẹ sẽ cùng con giải quyết.

Làm thế nào kiểm soát tính ương bướng của con ở độ tuổi dậy thì?

Có thể ban đầu trẻ sẽ ngượng ngùng hay ương bướng không chịu nói, yêu cầu bố mẹ ra ngoài nhưng nếu bố mẹ kiên trì, chân thành thì chắc chắn trẻ sẽ chia sẻ. Khi đã tìm ra điểm mấu chốt vấn đề thì sẽ có cách giải quyết tốt nhất để đảm bảo hài lòng cho cả cha mẹ và con, lúc đó con sẽ ngoan ngoãn và nghe lời hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên quan tâm tới tiến độ học tập của con, nếu con có kết quả học tập môn toán không tốt, mẹ nên tìm cho bé những trung tâm gia sư giỏi môn toán để giúp bé có được nền tảng kiến thức tốt ngay từ bây giờ. 

4. Làm bạn với con

Có những điều thầm kín mà những đứa trẻ đang trong độ tuổi dậy thì chỉ có thể chia sẻ với bạn bè mà không thể chia sẻ với người khác. Nếu cha mẹ muốn con cái tin tưởng chia sẻ thì cần phải trở thành một người bạn gần gũi với con.

Để làm được điều này không phải là dễ, đòi hỏi bố mẹ phải đặt mình ngang bằng với con lắng nghe với con một cách bình đẳng, con có thể tranh luận thoải mái với bố mẹ tất cả các vấn đề mà không lo bị mắng… Khi làm được điều này thì tự khắc tính ương bướng của trẻ sẽ được kiểm soát bởi trẻ cảm thấy bản thân như tìm được những người thực sự hiểu mình.

Để kiểm soát tính ương bướng của trẻ trong độ tuổi dậy thì không phải là điều dễ dàng, đòi hỏi cha mẹ cần có sự kiên nhẫn và một chút nhạy cảm, tâm lí trước cảm xúc của con. Hi vọng với những mẹo trên đây sẽ giúp các bậc phụ huynh đang có con bước vào tuổi dậy thì có cách xử trí sao cho hiệu quả và phù hợp nhất.

 
0/5 (0 Reviews)

Tin Tức Liên Quan

Back to top button