Sức Khỏe

Học cách phòng chống bệnh bướu cổ từ chuyên gia y tế

Bệnh bướu cổ xảy ra phổ biến ở cả trẻ em và người lớn. Nếu biết cách phòng tránh bướu cổ thì tỷ lệ mắc bệnh là rất thấp. Sau đây là các chia sẻ của các chuyên gia về cách phòng chống bệnh bướu cổ.

Bướu cổ là bệnh thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ, đặc biệt ở phụ nữ nhiểu hơn nam giới. Bệnh thường xuất hiện các bướu đa phần là bướu thuộc loại lành, nằm ở vị trí ngay trước cổ, về phía bên trái và không nhìn thấy được.

Bệnh do sự tăng kích thước của tuyến giáp,gây ảnh hưởng tới việc bài tiết  hormone giáp cần thiết cho con người. Khi tuyết giáp phát triển lớn hơn bình thường, dễ dàng nhìn thấy, gọi là bướu giáp (hay còn gọi là bướu cổ).

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến bệnh bướu cổ?

Theo các chuyên gia, bướu cổ gây ra bởi tình trạng thiếu iốt (I2) trong thức ăn và nước uống, điều kiện sinh hoạt chật chội và thiếu vệ sinh.

+ Với nước uống có chứa nhiều Ca, Fluor, Mg và có độ cứng cao sẽ làm giảm hoặc làm chậm quá trình bắt iốt và ôxy hóa iốt ở tuyến giáp. Điều này gây nên tình trạng thiếu hụt I-ốt ở tuyến giáp. Do đó, bạn có thể chút muối iốt vào khi nấu, điều này sẽ giúp việc hấp thụ iốt cao hơn khi cho muối ngay từ đầu.

+ Nếu sinh hoạt trong điều kiện ăn ở chật chội, thiếu vệ sinh thì nồng độ i-ốt trong không khí thấp cũng ảnh hưởng tới tình trạng thiếu i-ốt ở tuyến giáp. Do đó, bạn nên vệ sinh nơi ở sạch sẽ, thoáng mát.

+ Thiếu I-ốt trong thức ăn:  Đa phần việc hấp thụ các chất thông qua thức ăn bằng đường ruột. Lượng I-ốt cung cấp chủ yếu qua nguồn thức ăn. Vì vậy, để phòng tránh được bệnh bướu cổ thì các chuyên gia khuyên bạn nên có chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, hợp lý.

Học cách phòng chống bệnh bướu cổ từ chuyên gia y tế

Cách phòng chống bệnh bướu cổ bằng các loại thực phẩm thông thường

Bạn nên chọn các nguồn thực thẩm sau để bổ dung trong chế độ ăn hàng ngày như:

  • Nhóm thực phẩm chủ yếu: gạo, mỳ, ngô, khoai củ. Hạn chế ăn các loại thức ăn chế biến sẵn, có chất bảo quản.

Học cách phòng chống bệnh bướu cổ từ chuyên gia y tế

  • Nhóm thực phẩm giàu đạm: trứng, thịt, tôm, cá…Đây là nguồn thực phẩm tươi cung cấp hàm lượng I – ốt rất cao. Đặc biệt là các nguồn thực phẩm hải sản như cá biển, tôm biển….

Học cách phòng chống bệnh bướu cổ từ chuyên gia y tế

  • Nhóm thực vật: đậu đỗ, vừng, lạc…
  • Nhóm thực phẩm giàu chất béo: mỡ, bơ, dầu thực vật. Đây là nguồn cung cấp axits béo không no, có tác dụng giảm mỡ máu, điều hòa cholesterol.

Học cách phòng chống bệnh bướu cổ từ chuyên gia y tế

  • Nhóm thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất: Các loại rau quả có nhiều vitamin và khoáng chất như :betacaroten-C, nhóm B,selen, iốt… góp phần làm tăng chất chống gốc tự do chống ung thư đồng thời làm tăng sức đề kháng cho cơ thể. Thêm vào đó, bổ sung chất xơ trong rau vào bữa ăn sẽ giúpngăn ngừa, giảm thiểu bệnh táo bón và thải cholesterol ra ngoài.

Để phòng tránh bướu cổ, bạn cần chú ý tới hàm lượng i-ốt cần thiết để tuyến giáp hoạt động bình thường là 200 – 300mcg/ngày. Bạn nên mua muối I-ốt để chế biến món ăn từ các cửa hàng uy tín và sản phẩm sạch có thương hiệu trên thị trường. Đồng thời, bạn cũng nên chú ý tới cách chế biến để tránh mất hàm lượng i-ốt. Theo thống kê: Cho muối I – ốt vào xào chín rau: tỷ lệ hấp thu được 63,2%. Với các mónnấu: tỷ lệ này còn 18,7%. Nên dùng dầu đậu nành để xào nấu, tỷ lệ hấp thụ muối I – ốt là 25%…

Bạn nên chú ý tới việc bảo quản muối I-ốt: bảo quản nới khô ráo, thoáng mát, để trong hộp kín, không dự trữ quá 6 tháng. Đặc biệt bạn không nên phơi nắng, hoặc rang nóng hay để trên gác bếp sẽ làm giảm tác dụng của muối.

 
0/5 (0 Reviews)

Tin Tức Liên Quan

Back to top button