Sức Khỏe

Giải đáp 6 câu hỏi thường gặp về bệnh teo cơ cột sống cổ

Bệnh teo cơ cột sống cổ có thể xảy ra ở trẻ sơ sinh cho đến người cao tuổi, nam hay nữ. Dấu hiệu bệnh không phải là khó phát hiện, có thể ban đầu triệu chứng không rõ. Nhưng nếu chú ý đi thăm khám và điều trị sớm thì sẽ giúp việc trị liệu teo cơ cột sống cổ dễ dàng hơn.

Vậy bệnh teo cơ cột sống cổ là gì? Dấu hiệu nhận biết, nguyên nhân của bệnh như nào? Điều trị ra sao?… Mời các bạn cùng tìm qua bài viết sau đây.

1. Bệnh teo cơ cốt sống cổ là gì?

Bệnh teo cơ cột sống cổ là bệnh lý teo cơ do sự tổn thương tế bào vận động tại tủy sống, có liên quan đến nơron thần kinh vận động trong cơ thể. Vì vậy, bệnh sẽ khiến các cơ bị teo và gây ra sự khuyết tật vận động, thậm chí là bại liệt…

2. Làm thế nào để nhận biết bệnh teo cơ cột sống cổ?

Một số dấu hiệu rõ rệt của bệnh có thể kể đến như:

Người bệnh cảm thấy bị đau và hạn chế vận động cổ: Đây là triệu chứng phổ biến và xuất hiện sớm nhất. Đau và co cứng vùng cơ cạnh cột sống cổ cấp hoặc mạn tính, triệu chứng tăng lên xoay cúi để cổ một tư thế trong thời gian dài. Kèm theo các triệu chứng đó là bệnh nhận bị hạn chế các động tác vận động liên quan đến cổ như vai, gáy, xoay, cúi…

Đau từ gáy lan lên rồi xuống đến vùng gần bả vai: Những cơn đau tăng khi nghiêng cổ, ho và gắng sức, ngồi lâu. Một số người bệnh còn có thể bị rối loạn cảm giác (kiến bò, tê các vùng cổ..), rối loạn vận động các mức độ teo cơ đốt sống cổ…

Đau nhức xương cột sống và lan rộng: Người bị teo cơ cột sống cổ không chỉ bị đau vùng cổ mà còn bị đau lan sang những vùng khác nên việc hoạt động sẽ càng gặp khó khăn hơn rất nhiều.

3. Bệnh có teo cơ cột sống cổ nguy hiểm không?

Teo cơ cột sống cổ là một bệnh không gây nguy hiểm nhiều đến tính mạng nhưng nếu bệnh biến chứng nặng không được trị liệu kịp thời sẽ dễ dẫn đến tình trạng bại liệt. Bởi những cơn đau mà do teo cơ cột sống cổ gây ra có ảnh hưởng lớn đến chất lượng của cuộc sống nhưng như công việc và nặng nhất của bệnh chính là gây tê liệt vùng lão hóa, bại liệt…

Vì vậy dù không nguy hiểm đến tính mạng nhưng bạn cần phải đến cơ sở chuyên khoa y tế thăm khám để bác sĩ có phác đồ trị liệu phù hợp với tình trạng bệnh của bạn. Để làm giảm tạm thời những cơn đau do bệnh gây ra, bạn có thể tham khảo một số cách sau đây:

  • Chườm ấm vùng đau bằng muối rang nóng hoặc bó thuốc bằng ngải cứu, lá ngũ trảo, gừng tươi 1- 2 lần/ngày.
  • Hàng ngày nên xoa bóp đơn giản, vận động nhẹ nhàng vùng đốt sống cổ để giảm những cơn đau hơn.
  • Khi xuất hiện hiện tượng đau nhiều thì người bệnh nên nằm ngửa và đầu kê gối thấp để giảm bớt cơn đau.

4. Nguyên nhân nào gây ra bệnh teo cơ cột sống cổ?

Nguyên nhân teo cơ cột sống cổ là do mắc bệnh lý có liên quan đến hệ thần kinh khiến cho tế bào nơron não và tủy sống dần chết đi, khiến chúng không thể gửi tín hiệu đến các cơ vân, gây ra vấn đề giảm cơ ở cổ dẫn đến tình trạng càng ngày biểu hiện cổ càng nhỏ lại.

Nguyên nhân tiếp theo có thể do bị chấn thương, tai nạn khiến cho vùng cổ bị bất động trong thời gian dài, khi không được vận động, tập luyện, đi lại thì sẽ dẫn đến cơ cổ bị teo dần. Bên cạnh đó cổ bị teo cơ còn có thể do ảnh hưởng của bệnh đa xơ cứng, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ. Ngoài ra, teo cơ cột sống cổ còn do một số nguyên nhân khác. Để xác định chính xác nguyên nhân gây bệnh thì bạn nên đến gặp bác sĩ để khám trực tiếp và chẩn đoán chính xác nguyên nhân do đâu.

5. Điều trị bệnh teo cơ cột sống cổ như thế nào đem lại hiệu quả?

Tùy vào nguyên nhân gây ra teo cơ mà việc chữa trị bệnh cũng khác nhau. Một số loại bệnh teo cơ cột sống cổ có thể phục hồi, nhưng cũng có một số bệnh sẽ để lại nhiều di chứng nguy hiểm thậm chí có thể nặng hơn.

Hiện nay có các liệu pháp trị liệu bệnh teo cơ Delta như:

Vật lý trị liệu: Bác sĩ sẽ hướng dẫn tập các bài tập chú trọng phần chi trên vai cánh tay. Lưu ý là cần đeo các dụng cụ hỗ trợ, thanh nẹp nếu có nguy cơ bị veo cột sống cổ

Thuốc: Có rất nhiều loại thuốc để điều trị teo cơ Delta như: Giảm đau- kháng viêm, thuốc tăng tạo cơ, thuốc giảm hủy cơ, chất ức chế Myostatin, Coenzyme Q10, Leucine, Creatine… Tuy nhiên nếu bạn sử dụng thuốc thì cần có sự chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc dễ gây ra những ảnh hưởng lớn đến tình trạng bệnh cũng như sức khỏe.

Liệu pháp tế bào: Có những trường hợp bị teo cơ Delta do mắc bệnh Loạn dưỡng cơ do đột biến gene gây ra. Do đó, người bệnh sẽ được ghép nguyên bào cơ hoặc tế bào gốc để tạo ra các tế bào cơ mới không bị dị tật.

Liệu pháp gene: Giống như liệu pháp tế bào. Trong liệu pháp này, các bác sĩ sẽ cũng cấp các gen mã hóa lành không bệnh vào nhóm cơ, cơ thể của người bệnh nhằm để điều trị bệnh khỏi hoàn toàn.

Phẫu thuật: Phẫu thuật thường được đưa ra khi teo cơ này có nguyên nhân chấn thương. Phẫu thuật thường không can thiệp vào giai đoạn cấp hoặc giai đoạn ngay sau chấn thương, mà thường trì hoãn sau đó từ 3-12 tháng. Nếu dây thần kinh tổn thương nặng nề, đứt đoạn, bác sĩ có thể sẽ lấy một đoạn ngắn của dây thần kinh mặt ngoài chân để ghép vào.

6. Làm thế nào để phòng tránh bệnh teo cơ cột sống cổ?

  • Luyện tập cơ cổ hàng ngày
  • Cân bằng dinh dưỡng, bữa ăn nên đầy đủ canxi, protein, vitamin B, C, E làm thành phần chính. Các thực phẩm như: cá, xương đuôi lơn, đỗ đen, mướp đắng, cây sắn dây.. chứa rất nhiều chất cần và tốt cho xương.
  • Lựa chọn gối phù hợp, nên là gối định hình để sau khi ngủ sẽ không lo bị nằm sai tư thế, kê gối quá cao.
  • Cẩn thận trong các động tác quay vòng đầu, cổ. Nhiều người thích lắc vòng đầu, cổ để thư giãn nhưng nếu không biết cách thực hiện sẽ gây các triệu chứng thoái hóa đốt sống cổ dẫn đến teo cơ. Bạn chỉ nên quay vòng đầu, cổ nhẹ nhàng để xua tan sự mệt mỏi, không nên cố tập.

Trên đây là những thông tin quan trọng về bệnh teo cơ cột sống cổ. Hy vọng sẽ hữu ích với bạn. Chúc bạn sức khỏe tốt.

0/5 (0 Reviews)

Tin Tức Liên Quan

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Back to top button