Dịch Vụ

Cách Làm Mái Che Xếp Di Động Bằng Bạt

Mái che xếp di động được xem như là một trong những loại mái che thông dụng nhất ở Việt Nam , nó xuất hiện ở hầu khắp mọi nơi từ các quán cà phê, nhà hàng, sân bãi.

Vậy cách làm mái che xếp di động bằng bạt như thế nào là đúng cách và bền bỉ sau thời gian dài sử dụng. Hãy tìm hiểu ngay nhé!

Cách Làm Mái Che Xếp Di Động Bằng Bạt

Cách làm mái che xếp di động bằng bạt

Cách làm mái che xếp di động bằng bạt tương đối phức tạp, gồm những công đoạn như sau:

Chuẩn bị

  • Bạt che: Tùy theo lượng kinh phí mà bạn nên đưa ra những lựa chọn phù hợp. Nếu kinh phí thấp, bạn hãy chọn những loại giá rẻ và bình dân. Còn nếu như kinh phí cao hơn thì bạn có thể lựa chọn những loại bạt tốt hơn, tuy nhiên nhìn chung, giá của các loại bạt cũng không quá cao.
  • Ống nhôm: Bạn cần chuẩn bị ống nhôm có đường kính 65cm chuyên dùng để lắp ráp các loại mái che bạt kéo, bạt xếp,..
  • Thanh kẽm: Một điều nữa bạn cần chuẩn bị đó là thanh kẽm có chiều dài bằng chiều dài của ống dây và đường kính 2cm.
  • Lò xo tự cuốn: Loại lò xo thường dùng trong lắp các loại mái che bạt tự cuốn
  • Bát tự cuốn
  • Đoạn dây vải: chiều dài của dây vải này tùy thuộc vào độ cao của bạt mà bạn muốn.

Ngoài ra bạn cũng cần chuẩn bị một số dụng cụ khác như:

  • Khoan bê tông dùng khi bắn mái che lên trên tường
  • Mái hàn nếu bạn muốn gắn mái lên trụ sắt
  • Búa để đóng đinh vào tường khi cần thiết.

Tiến hành lắp đặt và cách làm mái che xếp di động bằng bạt

 ➡ Đầu tiên, bạn cần phải tiến hành khảo sát hiện trạng và đo đạc để lấy kích thước chuẩn nhất. Sau đó lên phương án thiết kế sao cho phù hợp và đạt tính thẩm mỹ cao nhất. Sau khi đã chuẩn bị và hoàn tất mọi thứ, bạn có thể áp dụng cách làm mái che bạt đơn giản nhất có thể. Khi tiến hành lắp đặt, bạn sẽ lắp ở nơi mà bạn cần che chắn, sát dầm nhà hoặc hai bên tường của cột nhà. 

 ➡ Thứ hai, bạn sẽ khoan hai lỗ nhằm mục đích đóng mở ở phía bên trái, khi lắp ở vị trí này sẽ giúp bạn bắt bản mã của lò xo, khi đó bạn có thể tự cuốn bạt lên. Sau khi khoan xong lỗ phía bên trái. bạn tiếp tục lấy thanh ống nhôm đo để khoan sang bên phải sao cho hai bên cân đối nhất.

 ➡ Thứ ba, bạn tiến hành luồn ống nhôm vào phần rãnh bạt đã được thiết kế và may sẵn, sau đó tiếp tục luồn phần ống nhựa đã được đặt sẵn trong bạt vào ống nhôm đã chuẩn bị từ đầu. Ngay trên chiếc ống nhôm có phần bản lề rảnh để luồn bạt vào.

 ➡ Thứ tư, bắt đầu nhét phần lò xo tự cuốn này vào trong ống nhôm, có một điều cần phải lưu ý khi cho lò xo vào đó là bạn cần cho lò xo vào từ phía tay trái của ống nhôm.

Đây là những khâu cơ bản để bạn có mẫu trước, tiếp theo là đến công đoạn gắn bạt lên tường.

Gắn bạt lên tường 

Đây là một bước vô cùng quan trọng, do đó đòi hỏi ở người làm sự khéo léo, tỉ mỉ. Sau khi làm xong bước 2 ở trên  thì bạn nhớ cuộn khéo léo chiếc bạt theo chiều kim đồng hồ cho gọn gàng và dễ bề di chuyển.

Làm mái che xếp di động bằng bạt bây giờ đến khâu đưa ống nhôm lên bát tự cuốn ở phía bên phải. Sau đó, bạn tiếp tục dùng sức đẩy hai lỗ của bản mã trên lò xo vào nở sắt và bắt đầu chốt ốc lại cho chắc chắn để không bị trục trặc khi kéo lên xuống.

Sau khi đã hoàn thành công đoạn gắn thì bạn chỉ việc dùng tay cuốn bạt theo chiều kim đồng hồ khoảng 15 vòng, sau đó gắn dây kẽm vào phía dưới chân bạt rồi cột chặt ở điểm cố định.

Có thể nói là công đoạn làm mái che bằng bạt cũng tương đối phức tạp, và ngày nay thay vì tự làm thì người ta thường tìm đến các cơ sở cung cấp mái che. Ở đây họ có luôn dịch vụ lắp đặt, bạn chỉ cần bỏ ra thêm một khoản tiền nhỏ là họ sẽ lắp đặt cho bạn tất cả mà không phải tốn công lắp đặt.

Những ưu điểm khi sử dụng mái che xếp di động

  • Che nắng, mưa cực tốt
  • Giá thành và kinh phí lắp đặt rẻ
  • Dễ sử dụng và vô cùng tiện lợi
  • Linh hoạt và sử dụng dễ dàng,… và còn rất nhiều ưu điểm khác nữa.
0/5 (0 Reviews)

Tin Tức Liên Quan

Back to top button