
Chào Bác sĩ, năm nay cháu 23 tuổi. Cháu bị teo cơ Delta đã lâu, phát hiện trong một lần khám tổng quát năm lớp 11. Cháu vẫn hoạt động rất bình thường không có gì thay đổi chỉ có việc cháu khép tay vào không được như mọi người và xương bả vai nhô ra phía sau. Bác hàng xóm nhà cháu nói rằng bệnh này do di truyền nhưng cháu thấy nhà cháu không ai bị mắc bệnh teo cơ Delta ngoài cháu ạ. Sắp tới cháu chuẩn bị lấy chồng mà không biết liệu bệnh này có di truyền cho con khi cháu mang thai không. Vì vậy cháu muốn nhờ bác sĩ tư vấn giúp liệu bệnh teo cơ Delta có di truyền không và có chữa khỏi được không? Cháu đang rất lo ngại về việc này. Cháu cảm ơn Bác sĩ ạ.
Trả lời:
Chào bạn!
Hiện nay thì tỉ lệ bệnh nhân bị teo cơ Delta khá cao. Các triệu chứng teo cơ Delta thường gây khó khăn tới vận động cũng như gây ảnh hưởng như: Người bệnh không khép được tay vào sát thân mình, không duỗi ngang, thẳng hai tay được. Hai khuỷu tay khó hoặc không chạm vào nhau, xương bả vai nhô cao và xoay ngoài. Người bệnh còn thấy rãnh lõm da dọc theo dải xơ hoặc sờ rõ dải xơ trên trục cơ Delta.
Bệnh teo cơ Delta hình thành có thể là do một số nguyên nhân như: Tiêm thuốc vào cơ Delta nhiều lần khiến cơ có sự thay đổi, xơ hóa cơ, sử dụng nhiều các loại thuốc như Dramamine, Hypodermoclyses, Iron, Lincomycin, Penicillin, Pentazocine/Talwin, Streptomycin, Tetracycline, thuốc ngừa sốt rét… Ngoài ra cũng có một số ý kiến cho rằng yếu tố di truyền, bẩm sinh và điều kiện sống, môi trường sống có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh nhưng vẫn chưa được chứng minh bằng bất kỳ một nghiên cứu nào cả.
Do vậy trả lời câu hỏi người bị bệnh teo cơ delta có di truyền không?. Câu trả lời chắc chắn là không. Vì thế bạn không cần quá lo lắng khi trong quá trình mang thai bị teo cơ delta hay trước đó đã mắc bệnh này. Rất nhiều trường hợp gia đình ông bà ,bố mẹ,anh chị em họ hàng không ai mắc bệnh nhưng lại sinh ra một đứa con bị bệnh, và không rõ chính trong gia đình bạn gái em có ai bị bệnh như thế hay không? Ngược lại,rất nhiều người bệnh teo cơ Delta lập gia đình và có con bình thường và không gây ảnh hưởng gì đến con cái cả. Vì thế bạn không nên quá lo lăng nhé.
Vậy bệnh teo cơ Delta có chữa được không?
Chắc chắn bạn đang lo lắng teo cơ delta có thể chữa khỏi không và chuyên gia khẳng định rằng đây là căn bệnh có thể chữa khỏi. Những trường hợp nặng cần phẫu thuật là có thể hồi phục chức năng vận động, còn những ca nhẹ có thể tự tập luyện mà không cần phẫu thuật.
Vậy nên điều quan trọng nhất đối với bạn bây giờ là chỉ cần phát hiện dấu hiệu của cơ thể có vấn đề là nên đến gặp bác sĩ để thăm khám cũng như nhận phác đồ điều trị hợp lý nhất để điều trị khỏi hẳn bệnh teo cơ Delta. Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh chụp X-quang, siêu âm, xét nghiệm định lượng CK… để biết được tình trạng xơ hóa cơ Delta ở mức nào. Nếu trường hợp xơ hóa cơ nặng, các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật tách xơ. Tùy từng vào trường hợp tổn thương cơ mà bác sĩ sẽ quyết định lựa chọn phương pháp phẫu thuật nào phù hợp với bạn. Hiện nay có các liệu pháp trị liệu bệnh teo cơ Delta như:
Vật lý trị liệu: Bác sĩ sẽ hướng dẫn tập các bài tập chú trọng phần chi trên vai cánh tay. Lưu ý là cần đeo các dụng cụ hỗ trợ, thanh nẹp nếu có nguy cơ bị veo cột sống.
Thuốc: Có rất nhiều loại thuốc để điều trị teo cơ Delta như: Giảm đau- kháng viêm, thuốc tăng tạo cơ, thuốc giảm hủy cơ, chất ức chế Myostatin, Coenzyme Q10, Leucine, Creatine… Tuy nhiên nếu bạn sử dụng thuốc thì cần có sự chỉ định của bác sĩ, tránh tự ý dùng thuốc dễ gây ra những ảnh hưởng lớn đến tình trạng bệnh cũng như sức khỏe.
Liệu pháp tế bào: Có những trường hợp bị teo cơ Delta do mắc bệnh Loạn dưỡng cơ do đột biến gene gây ra. Do đó, người bệnh sẽ được ghép nguyên bào cơ hoặc tế bào gốc để tạo ra các tế bào cơ mới không bị dị tật.
Liệu pháp gene: Giống như liệu pháp tế bào. Trong liệu pháp này, các bác sĩ sẽ cũng cấp các gen mã hóa lành không bệnh vào nhóm cơ, cơ thể của người bệnh nhằm để điều trị bệnh khỏi hoàn toàn.
Phẫu thuật: Phẫu thuật thường được đưa ra khi teo cơ này có nguyên nhân chấn thương. Phẫu thuật thường không can thiệp vào giai đoạn cấp hoặc giai đoạn ngay sau chấn thương, mà thường trì hoãn sau đó từ 3-12 tháng. Nếu dây thần kinh nách tổn thương nặng nề, đứt đoạn, bác sĩ có thể sẽ lấy một đoạn ngắn của dây thần kinh mặt ngoài chân để ghép vào.
Lưu ý: Teo cơ Delta có thể chữa khỏi. Nhưng bạn cũng đừng vì thế mà tự ý dùng các phương thuốc không có nguồn gốc và kiểm định rồi tiền mất tật mang. Trước khi sử dụng hay làm gì hãy nên tham khảo ý kiến bác sĩ bạn nhé.
Chúc bạn sớm khỏi bệnh và sức khỏe tốt.