Sức Khỏe

Bệnh loét dạ dày có nguy hiểm không?

Bệnh loét dạ dày là căn bệnh phổ biến và có khá nhiều người mắc phải ở nước ta. Mặc dù bệnh này không quá nguy hiểm nhưng gây nên nhiều khó chịu ở người bệnh.

Một vài trường hợp có thể dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Vậy thực chất bệnh loét dạ dày có nguy hiểm không? Hãy cùng tìm hiểu điều này qua bài viết dưới đây!

Tìm hiểu về bệnh dạ dày

Bệnh đau dạ dày là một bệnh dễ phòng ngừa và dễ điều trị nhất khi được phát hiện kịp thời. Đây là căn bệnh ở đường tiêu hóa, bao gồm nhiều triệu chứng và các bệnh liên quan đến dạ dày nói chung được gọi chung là bệnh dạ dày. Đây là bệnh mãn tính, khó có thể điều trị dứt điểm, dễ tái phát và cần kiên trì điều trị trong thời gian dài.

Căn bệnh này khiến người mắc gặp nhiều vấn đề về tiêu hóa cũng như ảnh hưởng đến sức khỏe. Lâu dần sẽ khiến người mắc thường xuyên trong tình trạng mệt mỏi, ốm yếu và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Những tác nhân làm gia tăng yếu tố tấn công bao gồm

1. Vi khuẩn Helicobacter pylori (Hp)

Vi khuẩn Hp là loại vi khuẩn duy nhất có thể tồn tại được trong lớp nhầy của niêm mạc dạ dày. Hp là nguyên nhân chủ yếu của viêm loét dạ dày, chiếm 70-90% ca bệnh ở nước ta.

Bệnh loét dạ dày có nguy hiểm không?

Vi khuẩn HP có thể lây lan qua nhiều đường như: người sang người, nguồn nước, thực phẩm, môi trường sống…

Điều đáng ngạc nhiên là ở Việt Nam có tới 70% người trưởng thành nhiễm khuẩn Hp, nhưng không phải tất cả đều bị viêm loét dạ dày.

2. Stress kéo dài

Căng thẳng kéo dài làm rối loạn chức năng hệ tiêu hóa, khiến cơ thể phải huy động thêm nhiều Cortisol để tự điều chỉnh quá trình trao đổi chất. Cortisol làm mất cân bằng yếu tố bảo vệ và yếu tố tấn công niêm mạc dạ dày:

  • Nó làm gia tăng axit HCl và pepsine.
  • Ngăn cản bài tiết dịch nhầy niêm mạc.
  • Kiềm chế các phản ứng tự vệ của dạ dày.
  • Những tác động này khiến cho niêm mạc dạ dày bị tổn thương dẫn đến bệnh viêm loét dạ dày tá tràng.

3. Do sử dụng thuốc kháng viêm không chứa steroid (NSAIDs)

Các thuốc kháng viêm, giảm đau không chứa steroid có khả năng kiểm soát tốt các nguyên nhân gây viêm nhiễm. Tuy nhiên nó lại đồng thời ức chế luô cả quá trinh tổng hợp chất đóng vai trò sửa chữa tổ thương Prostaglandin.

Sử dụng NSAIDs lâu dài không những gây viêm loét dạ dày tá tràng, mà nó còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và đột quỵ tim.

4. Trào ngược dịch mật cũng có thể gây viêm loét dạ dày tá tràng

Khi dịch mật bị trào ngược vào dạ dày, nó sẽ cùng với axit dịch vị ăn mòn niêm mạc, dần gây ra các ổ viêm loét.

Bệnh loét dạ dày có nguy hiểm không?

5. Thói quen ăn uống chưa khoa học

Ăn quá no hay nhịn đói thường xuyên đều có khả năng dẫn đến bệnh loét dạ dày – hành tá tràng.

Ăn no quá thì thức ăn tạo sức ép lớn cho hệ tiêu hóa, khiến thức ăn tích tụ, sinh khí đọng. Lúc này, dạ dày phải tăng tiết axit để tiêu hóa thức ăn, lâu dần lượng axit này sẽ dư thừa và gây viêm loét dạ dày.

Nếu bụng rỗng thường xuyên thì axit dạ dày lại “không có việc làm”, và nó sẽ “tiêu hóa” chính niêm mạc dạ dày – “bể chứa” của nó.

6. Sử dụng nhiều thuốc lá, bia rượu và các chất kích thích

Thuốc lá có nicotine – là một chất kịch độc. Nicotine làm gia tăng Cortisol, đồng thời ức chế sự tổng hợp Prostaglandin – một chất đóng vai trò sửa chữa, hồi phục những tổn thương của niêm mạc dạ dày.

Các chất kích thích và rượu bia chứa cồn, cafein… là những tác nhân gây tổn hại cho các vết viêm loét có sẵn ở dạ dày, khiến chúng tổn thương sâu, rộng hơn và rất khó lành.
Rượu, bia và các cất kích thích là con đường dẫn đến viêm loét dạ dày tá tràng

Bệnh loét dạ dày có nguy hiểm không?

Trên thực tế bệnh loét dạ dày không gây nhiều nguy hiểm. Căn bệnh này chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến sinh hoạt, đời sống cũng như khả năng tiêu hóa của người bệnh. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, bệnh da dày bị biến chứng và trở nên nguy hiểm hơn.

Nếu không có biện pháp điều trị kịp thời, từ viêm loét dạ dày có thể biến chứng thành ung thư dạ dày, xuất huyết dạ dày, ổ viêm loét lan rộng dần làm thành dạ dày mỏng đi và có thể dẫn đến nguy cơ bị thủng dạ dày.

Ngoài ra, loét dạ dày cũng có thể dẫn đến tình trạng hẹp môn vị, khiến việc tiêu hóa và sinh hoạt trở nên khó khăn hơn, ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cuộc sống.

0/5 (0 Reviews)

Tin Tức Liên Quan

Back to top button